Cach-chua-chuot-rut-bap-chan-hieu-qua

Cách chữa chuột rút ở chân nhanh chóng và hiệu quả

Nội Dung

(VCS) – Chuột rút là một chứng bệnh thường gặp ở mỗi chúng ta, vậy cần làm gì khi bị chuột rút và điều trị như thế nào, hãy cùng việt chia sẻ tìm hiểu cách chữa chuột rút ở bài viết này.

Chuột rút là gì? Nguyên nhân gây chuột rút?

Chuột rút là các cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân.

Chuột rút xảy ra vào đêm thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút. Một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra chuột rút.

Một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chuột rút

  • Tập thể dục, chấn thương hoặc vận dụng cơ bắp quá nhiều.
  • Mang thai: chuột rút xảy ra do sự thiếu hụt các khoáng chất như canxi và magie, đặc biệt ở những tháng cuối thai kì.
  • Tiếp xúc với nhiệt độ thấp, đặc biệt là nước lạnh.
  • Các vấn đề y tế khác, chẳng hạn như vấn đề về lưu lượng máu (bệnh động mạch ngoại biên), bệnh thận, bệnh tuyến giáp và bệnh đa xơ cứng.
  • Đứng trên bề mặt cứng trong một thời gian dài, ngồi lâu hoặc để chân ở vị trí bất tiện trong khi bạn ngủ.
  • Không có đủ kali, canxi và các khoáng chất khác trong máu.
  • Bị mất nước.
  • Dùng các loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc statin và steroid.
XEM THÊM:  Tất tần tật cách chữa bệnh hôi miệng dứt điểm tại nhà nhanh nhất

Cach-chua-chuot-rut-bap-chan-hieu-qua

Cách chữa chuột rút hiệu quả

  1. Cử động ngón chân hướng lên trên ngay khi bị chuột rút chân: Vị trí ngủ bình thường với đầu gối hơi cong và ngón chân hướng xuống dưới sẽ khiến cơ rất dễ rút ngắn và bị co lại. Bạn nên cử động và chĩa ngón chân lên trên. Thực hiện mỗi động tác trong khoảng 2 giây. Lặp lại từ 30 giây đến 1 phút.
  2. Đi lại xung quanh bằng gót chân: Động tác này giúp giãn và co cơ, nhờ đó có thể xoa bóp cơ và tăng tuần hoàn máu đến cơ. Tuần hoàn kém có thể giảm lưu lượng oxy đến cơ và gây chuột rút.
  3. Duỗi cơ bắp chân: Đặt chân bị chuột rút phía sau chân bình thường và 2 chân cách nhau khoảng 0,3 m. Khuỵu đầu gối chân bình thường xuống nhằm giúp bắp chân bị chuột rút duỗi thẳng về phía trước.
  4. Đứng tựa hai chân dang rộng bằng hông (60 đến 90 cm) lên tường: Bạn nên đứng vững và thẳng 2 chân trên sàn nhà. Đặt hai tay lên tường và cách tường 1 bờ vai. Gập khuỷu tay xuống và ngã về phía trước. Hai bắp chân sẽ được duỗi ra sau động tác này. Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể bước gần tường hơn hoặc bước xa hơn để bắp chân duỗi thẳng hơn.
  5. Xoa bóp cơ: Ngồi xuống, bắt chéo chân bị chuột rút lên đùi của chân bình thường và xoa bóp cơ nhẹ nhàng. Bạn có thể nhấn mạnh và sâu hơn nếu muốn.
  6. Chườm nóng lên vùng bị chuột rút kéo dài: Chườm nóng giúp tăng tuần hoàn máu cho cơ. Bạn có thể dùng khăn ấm hoặc miếng chườm nóng.
  7. Tắm nước ấm: Nếu chuột rút kéo dài hơn 5 phút hoặc lâu hơn, bạn có thể tắm nước ấm. Cách này tạo điều kiện cho hơi nóng chạy dọc khắp cơ và giảm chuột rút.
XEM THÊM:  7 Mẹo chữa hóc xương cá dân gian đơn giản tại nhà

Meo-vat-chua-chuot-rut-bap-chan

Cách điều trị và ngăn ngừa chuột rút hiệu quả

  1. Uống nhiều nước mỗi ngày để giảm nguy cơ chuột rút do mất nước: Bạn nên uống ít nhất 1,9 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu muốn bù đắp lượng nước bị mất đi trong thời gian bị bệnh. Một số chuyên gia thậm chí còn khuyến nghị lượng nước nhiều hơn (khoảng 9-13 cốc) mỗi ngày. Tiêu chảy hoặc bệnh khác có thể gây mất một lượng lớn kali và nước khỏi cơ thể, do đó khiến bạn rất dễ bị chuột rút. Chữa bệnh cũng là cách giúp ngăn ngừa nguy cơ chuột rút.
  2. Mang giày có đệm chân và đế có thể uốn cong theo lòng bàn chân (đế vòm cung): Mang giày dép không đúng cách có thể khiến cơ bắp dễ bị căng ra hoặc gây chuột rút. Bạn nên mua đệm chân có bán sẵn ở các cửa hàng thuốc tây để chèn thêm vào giày.
  3. Dùng gối kê dưới đầu gối trong khi nằm: Nếu nằm sấp, bạn nên kê cao chân trên giường.
  4. Nới rộng chăn đắp: Nếu nằm ngửa và có xu hướng rúc vào chăn, bạn có nguy cơ bị chuột rút chân. Bạn nên nới rộng chăn ở khu vực quanh bàn chân để ngăn không cho chân bị ép vào vị trí gây thắt cơ bắp trong lúc ngủ.
  5. Duỗi chân, đi bộ hoặc đạp xe tại chỗ khoảng 5 phút trước khi đi ngủ: Cách này giúp khởi động cơ và tăng cường lưu thông.
  6. Luyện tập cơ bắp chân thường xuyên trong ngày: Bạn có thể luyện tập cơ bắp chân bằng cách đi bộ, đạp xe hoặc tập Yoga. Tập thể dục vừa phải giúp giảm nguy cơ co thắt cơ. Ngược lại, tập thể dục cường độ cao có thể tăng nguy cơ chuột rút.
XEM THÊM:  Cách chữa và điều trị bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả nhất

Nếu như tình trạng chuột rút còn kéo dài nhiều lần trong ngày hoặc ngày càng nặng hơn thì các bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung quinin, canxi hoặc magie theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chuyên mục sống khỏe chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết