(VCS) – Dị ứng thời tiết nổi mề đay mẩn đỏ là một hiện tượng rất khó chịu cho bất kì ai gặp phải. Tuy nhiên với một số cách chữa dị ứng thời tiết dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi hiện tượng ngứa ngáy khó chịu ngay tại nhà.
Dị ứng thời tiết là gì? Có nguy hiểm không?
Dị ứng thời tiết là một bệnh lý rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Dị ứng thời tiết thực chất là do nhiệt độ thay đổi bất thường nóng – lạnh hoặc độ ẩm ảnh hướng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, và có các mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết
– Da ửng đỏ xuất hiện kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da. Tùy thuộc vào sức khỏe, sức đề kháng và mức độ dị ứng của người bệnh, mỗi đợt da ửng đỏ sẽ có thời gian bùng phát nhất định.
– Nổi mề đay: Song song xuất hiện với dấu hiệu mẩn ngứa. Các trường hợp này thường xuất hiện dấu hiệu phù, mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Sau khoảng thời gian ngắn khi da tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như mưa lạnh, độ ẩm không khí cao…da sẽ nổi mề đay.
– Chàm bội nhiễm: các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh.
Cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản tại nhà
Dưới đây là một số cách chữa dị ứng thời tiết kịp thời và đơn giản tại nhà khi bệnh nhẹ. Nếu bệnh trở nên ngày một nặng hơn, bạn cần đến các bác sĩ để có được lời khuyên và phương pháp chữa dị ứng thời tiết phù hợp và hiệu quả hơn.
Chữa dị ứng thời tiết bằng các loại kem dưỡng ẩm
Sau khi da nổi mề đay, bạn nên tắm nước mát (trong trường hợp dị ứng thời tiết nóng) hoặc tắm nước ấm (khi dị ứng thời tiết lạnh). Biện pháp này giúp làm sạch da, loại bỏ mồ hôi, dị nguyên và làm dịu vùng da tổn thương. Sau đó bạn hãy sử dụng kem dưỡng ẩm chứa Kẽm, Glycerin, Vitamin E hoặc vitamin B5 để làm dịu da, giảm ngứa ngáy và phục hồi vùng da kích ứng. Nên dùng kem dưỡng với tần suất 2 – 3 lần/ ngày tùy thuộc vào loại da và khả năng hấp thu. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Kem Dưỡng Giảm Ngứa, Làm Dịu Da Khô Mẩn Đỏ Và Viêm La Roche-Posay Lipikar Baume AP+ mà mình đã sử dụng và thấy hiệu quả ngay từ lần đầu tiên.
[su_button url=”https://shorten.asia/h9YKD1tk” target=”blank” style=”glass” background=”#f26f42″ size=”7″ radius=”round” rel=”nofollow”]Giá rẻ nhất tại SHOPEE[/su_button] | [su_button url=”https://shorten.asia/kA62mBu9″ target=”blank” style=”glass” background=”#bc000b” size=”7″ radius=”round” rel=”nofollow”]Giá rẻ nhất tại SENDO[/su_button]
Chữa dị ứng thời tiết với thảo dược
Tắm lá chè xanh: Tắm lá chè xanh là mẹo chữa mề đay mẩn ngứa, rôm sảy và phát ban có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên trên thực tế, mẹo chữa này có thể làm giảm một số triệu chứng như viêm đỏ, phù nề, ngứa ngáy và nóng rát. Để làm giảm nổi mề đay do dị ứng thời tiết, bạn nên tắm lá chè xanh 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Tinh dầu khuynh diệp: Nếu mề đay đi kèm với các triệu chứng hô hấp như nghẹt mũi, ho, sổ mũi, ngứa mũi,… bạn có thể cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm. Với đặc tính kháng khuẩn và tiêu viêm, tinh dầu khuynh diệp có thể giảm ngứa ngáy, phù nề, viêm đỏ, hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp, cải thiện nghẹt mũi, ngứa cổ họng và ngứa mũi.
[su_button url=”https://shorten.asia/N65kDurU” target=”blank” style=”glass” background=”#f26f42″ size=”7″ radius=”round” rel=”nofollow”]Giá rẻ nhất tại SHOPEE[/su_button] | [su_button url=”hhttps://shorten.asia/U7ESdWuZ” target=”blank” style=”glass” background=”#bc000b” size=”7″ radius=”round” rel=”nofollow”]Giá rẻ nhất tại SENDO[/su_button]
Uống trà gừng: Gừng chứa nhiều hợp chất thực vật, axit amin, khoáng chất và vitamin dồi dào. Các thành phần trong gừng được chứng minh có tác dụng giảm ho, long đờm, chống viêm và chống dị ứng. Do đó, uống trà gừng ấm khi bị dị ứng thời tiết có thể làm cải thiện tổn thương da và các triệu chứng hô hấp đi kèm. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa mề đay bằng gừng khác.
Ngoài các thảo dược này, bạn cũng có thể sử dụng nha đam, lá tía tô, bột nghệ, mật ong, dầu dừa,… để làm giảm mề đay mẩn ngứa do dị ứng thời tiết gây ra. Các nguyên liệu từ thiên nhiên có độ an toàn cao, ít gây kích ứng và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên hầu hết các mẹo chữa này đều có tác dụng chậm, vì vậy bạn cần kiên trì áp dụng để được hiệu quả như mong muốn.
Dùng thuốc để điều trị dị ứng thời tiết
Điều trị chính đối với bệnh mề đay mẩn ngứa do dị ứng thời tiết là dùng thuốc bôi và thuốc uống. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến, bao gồm:
Thuốc bôi chứa Menthol: Thuốc bôi chứa Menthol có tác dụng làm mát, giảm sưng viêm, nóng rát và ngứa ngáy do mề đay gây ra. Thuốc được sử dụng trực tiếp lên vùng da tổn thương với tần suất từ 2 – 3 lần/ ngày.
Thuốc kháng histamine H1: Histamine là chất tiền viêm được phóng thích vào da, niêm mạc và gây khởi phát mề đay mẩn ngứa, phù nề cổ họng, niêm mạc mũi,… Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng ức chế quá trình phóng thích histamine nhằm giảm các triệu chứng do dị ứng thời tiết gây ra. Nhóm thuốc này tương đối lành tính nhưng có thể gây buồn ngủ, khô miệng, giảm mức độ tập trung,… trong thời gian sử dụng.
Corticoid đường uống: Corticoid đường uống chỉ được sử dụng khi dị ứng thời tiết gây mề đay lan tỏa rộng, phù nề nặng, sưng mí mắt, khó thở,… Do nguy cơ cao nên loại thuốc này chỉ được sử dụng liều thấp trong điều trị ngắn hạn.
Thuốc ức chế leukotriene: Đối với những trường hợp không có đáp ứng với thuốc kháng histamine, bác sĩ có thể chỉ định thay thế bằng thuốc ức chế leukotriene. Leukotriene là một trong những chất trung gian kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch.
Các loại thuốc khác: Ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc long đờm, trị ho, thuốc hạ sốt, giảm đau,…
Mẹo chăm sóc và phòng ngừa mẩn ngứa mề đay do dị ứng thời tiết
Song song với các biện pháp cải thiện, bạn nên phối hợp đồng thời với chế độ chăm sóc để rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa nổi mề đay do dị ứng thời tiết tái phát. Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát nổi mề đay do dị ứng thời tiết, bao gồm:
– Trong thời gian điều trị, cần hạn chế chà xát, gãi cào lên da và tránh di chuyển, hoạt động ngoài trời.
– Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên như thực phẩm có khả năng dị ứng, rượu bia, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá, mạt bụi, hóa mỹ phẩm… Các yếu tố này có thể khiến tổn thương da lan tỏa rộng, phù nề và ngứa ngáy dữ dội.
– Tránh mặc quần áo bó sát, có chất liệu dày cứng, bí bách và không thấm hút mồ hôi.
– Nếu thời tiết có nhiều gió, nên mặc quần áo ấm và đeo khẩu trang trước khi ra ngoài.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi và tập thể dục thường xuyên nhằm cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do dị ứng thời tiết gây ra.
– Khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng/ quá lạnh, bạn nên hạn chế ra ngoài và giữ không gian sống thông thoáng, sạch sẽ và có nhiệt độ vừa phải.
– Căng thẳng và rối loạn nội tiết tố là điều kiện thuận lợi để mề đay mẩn ngứa khởi phát. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhằm làm giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương.
Bệnh dị ứng thời tiết thường rất khó để chữa trị, tuy nhiên bạn hãy áp dụng một số cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản tại nhà trên đây để hạn chế việc ngứa ngáy khó chịu. Kết hợp với lối sống điều độ sinh hoạt hợp lí bạn sẽ thấy đỡ dần lên. Bài viết được chia sẻ trong chuyên mục mẹo vặt sức khỏe. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!